Dân tộc Phù Lá nói chung gồm hai nhóm là Lao Va Xơ (Xá Phó) và Pu La và cộng đồng người Phù Lá đang sinh sống trên cao nguyên đá Hà Giang thuộc nhóm Pu La với những đặc điểm văn hóa, phong tục, sinh hoạt và trang phục mang nhiều nét độc đáo, đặc biệt mà bạn có thể tìm hiểu và khám phá nhiều điều thú vị khi tới du lịch Hà Giang 2017

Nét đẹp trong văn hóa lễ hội dân tộc Phù Lá
Nét đẹp trong văn hóa lễ hội dân tộc Phù Lá

Tổ chức cộng đồng: Người Phù Lá sinh sống trên đỉnh núi cao, và tạo thành các làng bản nhỏ riêng rẽ. Mỗi làng, mỗi bản có khoảng 10-15 hộ gia đình sinh sống và xen kẽ người dân tộc Phù Lá còn có cả dân tộc Mông, Dao, Tày, Nùng. 

Nhà cửa: Họ sinh sống trong nhà sàn hoặc nhà đất.

Làm nương và ruộng bậc thang là phương thức canh tác của người Phù Lá
Làm nương và ruộng bậc thang là phương thức canh tác của người Phù Lá

Hôn nhân gia đình: Người Phù Lá luôn tôn trọng hôn nhân một vợ một chồng và theo tập quán Phù Lá, cô dâu về ở nhà chồng. Của hồi môn của con gái về nhà chồng thường là những vật dụng cần thiết cho cuộc sống gia đình như: Bát đĩa, nồi niêu, chăn màn, thóc giống, gà, lợn giống…

Văn hóa: Người dân tộc Phù Lá có một vốn văn hóa dân gian khá đặc biệt và hiện nay vẫn còn được lưu giữ mãi với ý nghĩa ca ngợi tình đoàn kết, cái thiện thắng cái ác.

Thời điểm du lịch Hà Giang lý tưởng nhất, bạn có thể tham khảo thêm để lựa chọn cho mình chuyến đi du lịch Hà Giang tuyệt vời.

Trang phục người Phù Lá- nét đẹp độc đáo
Trang phục người Phù Lá- nét đẹp độc đáo

Trang phục: Trang phục Phù Lá mang thiết kế độc đáo về phong cách cũng như kiểu dáng mang nét đặc trưng rất riêng của một nét đẹp cổ truyền kết hợp với chút hiện đại.

Ẩm thực: Món ăn người Phù Lá thường bao gồm các món ăn dân dã, truyền thống như cơm trắng, thịt lợn gác bếp, thịt nướng, ngô nướng, xôi nếp,…

Đặc điểm kinh tế: Dân tộc Phù Lá ở Hà Giang sinh sống chủ yếu vào việc làm nương và ruộng bậc thang, ngoài ra họ còn chăn nuôi trâu, ngựa, gà, lợn cùng với nghề thủ công đan lát truyền thống.

Tham khảo thêm: Đến Hà Giang ngắm hoa tam giác mạch